2

Tên thủ tục hành chính

Đổi thẻ BHYT do ghi thông tin trên thẻ BHYT không đúng, do bị rách, hỏng và thay đổi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.


2.a

Hồ sơ, biểu mẫu

- Đơn đề nghị cấp lại hoặc đổi thẻ BHYT (D01-TS) - Văn bản đề nghị của đơn vị (Mẫu  D01b-TS)

2.b

Thủ tục

Trình tự thực hiện

1. Bước 1: Người tham gia BHYT làm đơn đề nghị theo quy định gửi người SDLĐ để làm thủ tục đề nghị cơ quan BHXH đổi thẻ BHYT (đối với trường hợp đang làm việc) hoặc gửi trực tiếp cho cơ quan BHXH (đối với trường hợp đã nghỉ việc).
2. Bước 2: Cơ quan BHXH  kiểm tra, đối chiếu nội dung đề nghị điều chỉnh với các giấy tờ liên quan, nếu đủ điều kiện thì in, đổi thẻ BHYT.

Cách thức thực hiện

Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa

Thành phần, số lượng hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ
Trường hợp nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH:
- Đơn đề nghị đổi thẻ BHYT (Mẫu D01-TS).
- Thẻ BHYT cũ.
- Bản sao giấy tờ liên quan để thay đối mức hưởng và thay đổi thông tin trên thẻ BHYT.
Trường hợp nộp hồ sơ thông qua người SDLĐ: thêm văn bản đề nghị của đơn vị (Mẫu  D01b-TS).
2. Số lượng hồ sơ:  01 bộ.

Thời hạn giải quyết

Không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

Đối tượng thực hiện

Cá nhân và tổ chức

Cơ quan thực hiện

BHXH tỉnh

Kết quả thực hiện

Thẻ BHYT

Lệ phí

2.000 đồng/thẻ

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Đơn đề nghị cấp lại hoặc đổi thẻ BHYT (D01-TS) - Văn bản đề nghị của đơn vị (Mẫu  D01b-TS)

Yêu cầu, điều kiện

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
- Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009của liên Bộ Y tế - Tài chính Hướng dẫn thực hiện BHYT.
- Thông tư số 19/2010/TT-BTC ngày 3/2/2010 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp lại và đổi thẻ BHYT.
- Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam  về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.